Top 7 dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ
- vattuthietbicongng
- 22 thg 9, 2022
- 4 phút đọc
Dụng cụ bảo vệ là những vật dụng cần thiết được trang bị cho một người nhân viên bảo vệ thường ngày để họ có đủ tự tin và làm tốt nhiệm vụ của mình khi xảy ra các trường hợp gây rối trật tự. Vậy nó bao gồm những vật dụng nào. Dưới đây là top 7 dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ.
Quy định của pháp luật về việc sử dụng công cụ bảo vệ
Một trong những công việc khá nguy hiểm và cần được trang bị đầy đủ các dụng cụ cơ bản để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã nêu: “Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.”
Để có đủ khả năng sử dụng các dụng cụ thì người bảo vệ cần được đào tạo bài bản các nghiệp vụ. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ phải đúng lúc và đúng việc.
Khi hết ca làm, nhân viên bảo vệ phải bàn giao lại dụng cụ cho người khác hoặc người quản lý. Tuyệt đối không sử dụng với mục đích cá nhân, hoặc lạm dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Top 7 dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ
1. Đồng phục bảo vệ
Đồng phục bảo vệ là một trong những công cụ quan trọng và đơn giản nhất để nhận biết một người là nhân viên bảo vệ. Đồng phục sẽ bao gồm: bộ quần áo, mũ bảo vệ, giày bảo hộ. Đơn giản nhưng đồng phục lại mang ý nghĩa quan trọng cho hình ảnh một người nhân viên bảo vệ. Nó giúp bảo vệ cảm thấy tự tin, chuyên nghiệp, phong thái và dễ nhận biết được nhiệm vụ của họ. Mặc bộ đồ đồng phục có ý nghĩa là họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho khu vực.

Đồng phục bảo vệ
2. Đèn pin
Đèn pin là một vật dụng rất cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một người bảo vệ nào. Khi khu vực đột ngột xảy ra sự cố, cúp điện, hệ thống điện bị trục trặc, trời tối hoặc ở nơi khu vực tối, người bảo vệ phải đi tuần tra, đèn pin là dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ giám sát để phát hiện kịp thời và ngăn chặn hành vi xấu gây tổn hại đến tài sản và tính mạng con người.
>>> Xem thêm: Dụng cụ tự vệ cá nhân
3. Bộ đàm
Công dụng chính của bộ đàm là giữ liên lạc và thông báo kịp thời giữa các nhân viên bảo vệ với nhau hoặc giữa những người bảo vệ với quản lý của họ. Ưu điểm của bộ đàm là nó tiết kiệm chi phí, liên lạc được với một nhóm người trong một phạm vi nhất định so với khi sử dụng điện thoại thì chỉ liên lạc được giữa hai người.
Nhất là trong các sự kiện, việc đảm bảo liên lạc giữa các bảo vệ với nhau và yêu cầu sự tập trung và đồng bộ của tập thể để cho việc liên lạc trở nên thống nhất và đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối.

Bộ đàm
4. Sổ và bút để ghi chép
Có thể nói rằng, sổ và bút là dụng cụ không thể thiếu tại bất kỳ mục tiêu nào. Các loại sổ có thể gồm: sổ bàn giao ca, sổ lịch trình công việc, sổ trực, sổ theo dõi xe ra vào, sổ kiểm kê tài sản, sổ ghi chú,...
Trong trường hợp xảy ra tình trạng mất tài sản tại khu vực hoặc các vấn đề phát sinh thì sổ ghi chép chi tiết sẽ đảm bảo được trình tự, căn cứ điều tra và là dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ tính chuyên nghiệp của một người bảo vệ.
5. Công cụ tự vệ
Công cụ tự vệ có thể bao gồm côn, gậy nhị khúc,... để đảm bảo sự an toàn nhất định. Ngoài ra, việc trang bị đầy đủ sẽ làm toát lên sự tự tin và tính chuyên nghiệp của bảo vệ.
Việc sử dụng các công cụ như vậy, đòi hỏi cần có quá trình rèn luyện để sử dụng thành thạo. Để có được nghiệp vụ này, người bảo vệ cần phải tham gia khóa huấn luyện đặc biệt trước khi bắt tay sử dụng chúng vào mục tiêu bảo vệ một cách hợp pháp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ nghĩa là gì
6. Bộ dụng cụ sơ cấp cứu
Không thể lúc nào cũng mang theo đầy đủ bộ dụng cụ sơ cấp cứu vì điều này làm giảm tính cơ động, khó khăn. Tuy nhiên, một bộ sơ cứu nhỏ cũng có thể mang lại nhiều ý nghĩa khi thật sự xảy ra tình huống.
7. Điện thoại di động
Mặc dù hầu hết khi thực hiện nhiệm vụ thì điện thoại di động cũng là dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ. Là người bảo vệ sẽ sử dụng bộ đàm nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với người ở ngoài mục tiêu thì điện thoại là phương tiện cần thiết không thể thiếu để họ giải quyết tình huống.
Đối với một bảo vệ chuyên nghiệp khi bắt đầu ca trực, có điện thoại là điều kiện tiên phong để liên lạc với họ.

Bảo vệ sự kiện mục tiêu
Bài viết trên đã nêu ra top 7 dụng cụ không thể thiếu của người bảo vệ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến thông tin hữu ích cho các bạn.
Để biết thêm nhiều thông tin về bảo vệ thì ghé bảo vệ yuki để tìm hiểu nhé!
Comments